Được tài trợ bởi:
CÔNG TY TNHH NHỰA KAIDA VIỆT NAM

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng gửi về hộp thư: [email protected]
Phân biệt chính trị cánh tả và cánh hữu
Đối với các độc giả thường xuyên theo dõi tình hình thế giới đều đã một lần nghe qua về những cuộc biểu tình, những tranh luận của các đảng, phái, đặc biệt là khái niệm cánh tả và cánh hữu. Vậy cánh tả, cánh hữu là gì? Đối tượng và tư duy, quan điểm của hai trường phái khác nhau ra sao? Cùng Rydow theo dõi để có cái nhìn đúng đắn hơn về khái niệm phức tạp này.
Mục lục dành cho bạn
Nguồn gốc lịch sử của thuật ngữ “cánh tả” và “cánh hữu”
Nguồn gốc đầu tiên của thuật ngữ “cánh tả” và “cánh hữu” ra đời vào thời kì Cách mạng Pháp (1789-1799), liên quan tới sự sắp xếp chỗ ngồi trong Quốc hội Pháp. Những người phản đối chế độ quân chủ và ủng hộ cách mạng thường ngồi bên trái, trong khi đó những người muốn bảo vệ và duy trì thể chế truyền thống sẵn có (bảo vệ nhà vua và chế độ quân chủ) thì ngồi bên phải.
Khi Quốc hội được thay thế vào năm 1791 bởi một Quốc hội lập pháp bao gồm các thành viên hoàn toàn mới, sự phân chia vẫn tiếp tục. “Những người đổi mới” ngồi bên trái, “những người ôn hòa” tập trung ở trung tâm, trong khi những “người bảo vệ lương tâm của hiến pháp” ngồi ở bên phải, nơi những người bảo vệ Ancien Régime (còn được gọi là chế độ cũ) đã tập trung trước đó.
Khi Hội nghị Quốc gia tiếp theo họp vào năm 1792, việc sắp xếp chỗ ngồi vẫn tiếp tục, nhưng sau cuộc đảo chính ngày 02.06.1793 và việc bắt giữ người Girondinphía, phía bên phải của hội đồng vắng tanh và bất kỳ thành viên nào còn lại ngồi ở đó đều di chuyển đến trung tâm. Tuy nhiên, sau Phản ứng nhiệt thán năm 1794, các thành viên của cánh trái bị loại ra ngoài và phương pháp sắp xếp chỗ ngồi đã bị bãi bỏ. Hiến pháp mới bao gồm các quy tắc cho phép đại hội “phá vỡ các nhóm đảng”. Tuy nhiên, sau cuộc Khôi phục vào năm 1814–1815, các trường phái chính trị lại được thành lập. Đa số những người theo chủ nghĩa cực đoan đã chọn ngồi bên phải. Các thành viên “ôn hòa” ngồi ở trung tâm trong khi các thành viên độc lập ngồi bên trái. Các thuật ngữ cực phải và cực trái cũng như giữa phải và giữa trái được sử dụng để mô tả các sắc thái tư tưởng của các bộ phận khác nhau của hội đồng.
Mặc dù vậy, nguồn gốc lịch sử này hầu như không có quá nhiều liên quan với khái niệm “cánh tả” và “cánh hữu” ngày nay, nó chỉ được coi là một cách gọi theo thói quen.
Cũng vì nguồn gốc lịch sử này mà phe cánh tả (leftwing) đôi khi được gọi là chủ nghĩa cấp tiến (progressivism) và phe cánh hữu (rightwing) đôi khi được gọi là chủ nghĩa bảo thủ (conservatism). Một nguyên nhân quan trọng khác của cách gọi này là do sự thiên vị của giới sử gia và truyền thông cánh tả nhằm bôi nhọ những người theo chủ nghĩa tự do cổ điển mà ngày nay họ bị xem là thành phần “bảo thủ”. Tuy nhiên đây là cách gọi dễ gây hiểu lầm. Cả 2 xu hướng chính trị cánh tả lẫn cánh hữu đều có những khía cạnh cấp tiến và bảo thủ của riêng nó. Và một xu thế cấp tiến trong quá khứ có thể được coi là một xu thế bảo thủ trong tương lai. Vì vậy, để cho rõ ràng, tốt nhất chúng ta hãy cứ gọi 2 xu hướng chính trị này là cánh tả và cánh hữu.
Cánh tả, định nghĩa một cách đơn giản, là một xu hướng chính trị dựa trên chủ nghĩa cào bằng (chủ nghĩa bình quân) với mục tiêu hướng tới sự bình đẳng cho tất cả mọi người. Điều này thường được hiểu là “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” – bất chấp sự khác biệt về năng lực, đặc điểm cá nhân, mức độ lao động và thường sử dụng công cụ là sự can thiệp của Nhà nước với nền kinh tế. Tuy nhiên điều đó không chính xác, cánh tả mong muốn là đảm bảo cho tầng lớp “yếu thế” hơn có cơ hội vươn lên và hạn chế “sự tổn thương” do các hậu quả của sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
Điều quan trọng, mặc dù lý tưởng là như vậy nhưng thực tế những chính sách can thiệp kinh tế của cánh tả có thể gây hậu quả ngược lại, đó là sự bất công lợi tức lẫn bất công cơ hội cạnh tranh bình đẳng gia tăng. Một số đảng thiên tả cực đoan, tầng lớp tinh hoa có xu hướng chi tiền thông qua 2 mảng truyền thông và giáo dục vận động nhằm can thiệp kinh tế (nhân danh bảo vệ người nghèo chẳng hạn) nhằm mục đích tối thượng là hạn chế khả năng vươn lên của người nghèo nhưng có năng lực sáng tạo, đổi mới để giữ vị trí của giới siêu giàu này càng lâu càng tốt.
Cánh hữu, định nghĩa một cách đơn giản, là một xu hướng chính trị dựa trên cơ sở của luật tự nhiên, truyền thống, tự do cá nhân cổ điển và tự do kinh tế với mục tiêu hướng tới sự giàu có cho giới tinh hoa mặc dù điều này có thể gây ra bất bình đẳng. Đồng thời cánh hữu cũng mong muốn giảm thiểu ảnh hưởng của Nhà nước đối với nền kinh tế.
Cánh tả muốn tăng cường sự kiểm soát và can thiệp của Nhà nước đối với nền kinh tế. Cánh hữu muốn giảm thiểu sự kiểm soát và can thiệp của Nhà nước đối với nền kinh tế. Cánh tả có xu hướng chống lại thị trường tự do. Cánh hữu ủng hộ thị trường tự do.
Cánh tả muốn tăng thuế (đặc biệt là thuế đối với người giàu – một điều giới giàu lại cực thích trong thực tế vì thuế đó tuy đánh vào họ nhưng lại lấy một cách gián tiếp chủ yếu từ thành phần trung lưu và lại đi kèm các luật chống cạnh tranh tự do khác). Cánh hữu muốn giảm bớt thuế, là thứ đem lại sự công bằng cơ hội cho thành phần trung lưu và nghèo khổ vươn lên. Ta có thể thấy các chính sách của 2 trường phái có phần xung đột với lý tưởng ban đầu. Điều này làm nổi bật được khái niệm cánh tả và cánh hữu dường như đã mờ nhạt hơn trong chính trị hiện đại.
Cánh tả muốn tăng chi tiêu của chính phủ vào phúc lợi, chính sách xã hội và cơ sở hạ tầng. Cánh hữu nhìn chung muốn giảm chi tiêu chính phủ. Cánh tả muốn tăng lương tối thiểu. Cánh hữu phản đối tăng lương tối thiểu.
Sự khác biệt trong quan điểm xã hội
Khác biệt về chính sách chăm sóc sức khỏe
Cánh tả ủng hộ các chính sách chăm sóc sức khỏe phổ quát (ví dụ Obamacare) và tin rằng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phổ quát là quyền cơ bản của công dân.
Cánh hữu phản đối các chính sách chăm sóc sức khỏe phổ quát của chính phủ. Thay vào đó cánh hữu ủng hộ sự cạnh tranh của các công ty bảo hiểm tư nhân để nâng cao chất lượng phục vụ cho người dân.
Khác biệt về chính sách nhập cư
Cánh tả tại Mỹ ủng hộ nhập cư, thậm chí một số đảng viên cánh tả chấp nhận nhập cư bất hợp pháp về mặt hình thức bên ngoài nhằm mục đích kiếm phiếu trong bầu cử. Họ tỏ vẻ thúc đẩy lộ trình để người nhập cư bất hợp pháp trở thành công dân Hoa Kỳ chính thức. Cánh tả tỏ ra khoan dung với tội phạm nếu đó là người nhập cư.
Cánh hữu chống lại nhập cư bất hợp pháp. Họ muốn trục xuất những người nhập cư trái phép và tăng cường kiểm tra biên giới. Cánh hữu nói sự thật về những rắc rối của nhập cư bất hợp pháp. Họ làm theo luật là trục xuất những người nhập cư trái phép mà không có năng lực, tội phạm và tăng cường thanh lọc thành phần nhập cư tại biên giới, tức lựa chọn nhập cư một cách chọn lọc. Tuy nhiên một thực tế là những lập luận này của cánh hữu được sử dụng nhiều để bao che cho sự “phân biệt chủng tộc” khốc liệt trong tư tưởng người da trắng tinh hoa.
Khác biệt về chính sách giáo dục
Cách tả ủng hộ giáo dục công và chống lại giáo dục tư nhân.
Cánh hữu ủng hộ quyền tự do lựa chọn của cha mẹ đứa trẻ đối với giáo dục tư hoặc giáo dục công. Nhìn chung không chống giáo dục công.
Quan điểm về phá thai
Cánh tả nói chung ủng hộ quyền phá thai miễn phí. Có thể vì muốn kiếm phiếu bầu từ thành phần “gái mới lớn” đòi quyền “phá thai miễn phí” (thực ra là tiền của cha mẹ – lực lượng lao động chính – đóng thuế). Tuy vậy, lý tưởng của cánh tả vẫn có xu hướng bảo vệ quyền lựa chọn cho phụ nữ.
Cánh hữu nói chung phản đối quyền phá thai miễn phí. Cánh hữu phản đối chuyện chi ngân sách kiểu vô bổ như thế, họ thường bị truyền thông (xuyên tạc) thành “chống phá thai”, “chống phụ nữ”, “là phát xít…”
Quan điểm về người đồng tính
Cánh tả ủng hộ hôn nhân đồng giới, hỗ trợ các đạo luật để bảo vệ cộng đồng LGBT. Cánh tả hỗ trợ các đạo luật để bảo vệ cộng đồng LGBT nhưng cũng mưu cầu các lợi ích kinh tế phe nhóm khi các đạo luật được ban hành ra.
Cánh hữu phản đối hôn nhân đồng giới về mặt hình thức vì họ biết những rắc rối đằng sau đó như sửa đổi luật lệ nhằm can thiệp kinh tế có lợi cho các phe nhóm thiểu số nào đó. Cánh hữu một phần vì lý do tôn giáo nên chống hôn nhân đồng tính “cực đoan” nhưng sự thật không hoàn toàn là vậy. Như tại Mỹ, thành phần cử tri chủ chốt của đảng Cộng hòa (cánh hữu) là người theo Tin Lành chứ không phải Công giáo (thường người theo Tin Lành tư duy cởi mở hơn Công Giáo), trong khi Công giáo lại có xu hướng bỏ phiếu cho đảng Dân chủ (cánh tả) hơn, chưa kể thành phần sùng đạo “hạng nặng” là dân gốc Phi hay gốc Á đa số bỏ phiếu cho đảng Dân chủ. Một lập luận khác của cánh hữu cho rằng hôn nhân đồng tính là đi ngược lại với sự tiến hóa của loài người.
Quan điểm về việc kiểm soát súng
Cánh tả ủng hộ việc kiểm soát súng về mặt hình thức để khai thác tâm lý bất mãn của một số cử tri về vấn đề này. Tuy nhiên điều này cũng dễ hiểu khi giới tài phiệt cánh tả thường ít có “doanh nhân” sản xuất, kinh doanh và môi giới vũ khí.
Cánh hữu chống lại luật kiểm soát súng, tôn trọng “Tu chính án thứ 2 của Hiến pháp Hoa Kỳ” (Second Amendment to the United States Constitution).
Quan điểm về Luật ID cử tri
Cánh tả chống lại Luật ID cử tri với lý do luật này là gánh nặng cho các nhóm thu nhập thấp khiến họ bị tước quyền bầu cử.
Cánh hữu ủng hộ Luật ID cử tri với lý do luật này giúp nhận dạng cử tri nhờ đó chống lại việc gian lận trong bầu cử.
Các Đảng phái và tổ chức chính trị cánh tả và cánh hữu
Các đảng phái và tổ chức chính trị cánh tả: Đảng Dân chủ, Đảng xanh, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, Tự do hiện đại (Liberal)…
Các đảng phái và tổ chức chính trị cánh hữu: Đảng Cộng hòa, Đảng Lập hiến, Tự do cổ điển (Libertarian)…
Hai đảng mạnh nhất hiện nay ở Hoa Kỳ là Đảng Dân chủ (cánh tả) và Đảng Cộng hòa (cánh hữu).
Truyền thông cánh tả và truyền thông cánh hữu
Cánh tả nắm hầu như toàn bộ truyền thông dòng chính ở Hoa Kỳ:
- Truyền thông cánh tả điển hình: The New York Times, MSNBC, Washington Post…
- Truyền thông cánh hữu điển hình: National Review, Fox News…
Về tự do ngôn luận
Cánh tả nói chung không hẳn chống lại tự do ngôn luận. Họ có một khái niệm mang tên “political correctness” (dịch là “tế nhị chính trị” hoặc “đúng đắn chính trị”), một đặc trưng của cánh tả. Hiểu một cách đơn giản thì thuật ngữ “tế nhị chính trị” là cách thức sử dụng từ ngữ mà cánh tả ép buộc và áp đặt lên tất cả mọi người để nhằm không làm tổn thương các nhóm thiểu số. Ví dụ không được phép gọi người da đen là người da đen, bạn phải gọi họ là người Mỹ gốc Phi thì nó mới đúng đắn chính trị. Hoặc bạn không được phép gọi gái mại dâm là gái mại dâm, mà bạn phải gọi họ là “công nhân tình dục”.
Cánh hữu nói chung ủng hộ tự do ngôn luận và chống lại political correctness. Tuy vậy, họ có những khái niệm riêng để mô tả những hành vi mà họ né tránh như “kêu gọi tài trợ” (thay vào đó là “vận động hành lang”), “cho vay quốc tế” (thay vào đó là “viện trợ kinh tế”),…
Triết lý và động lực cốt lõi
Động lực của tư tưởng cánh tả là chủ nghĩa cào bằng (egalitarianism), cánh tả thường dùng cụm từ “chủ nghĩa bình đẳng” để mô tả cho lý tưởng của họ. Động lực của tư tưởng cánh hữu là cạnh tranh và tự do kinh tế, tự do cá nhân.
Khác biệt về ngoại hình
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh: phụ nữ cánh hữu đẹp và nữ tính hơn phụ nữ cánh tả, đàn ông cánh hữu mạnh mẽ và nam tính hơn đàn ông cánh tả.
Một nghiên cứu của 2 nhà tâm lý học Colleen Carpinella và Kerri Johnson xuất bản trên Tạp chí Tâm lý học xã hội thực nghiệm (Journal of Experimental Social Psychology) được tiến hành trên các sinh viên đại học ở UCLA khi cho các sinh viên này xem hình ảnh của các nữ ứng cử viên của 2 Đảng Dân chủ và Cộng hòa. Kết quả cho thấy các nữ ứng cử viên Đảng Cộng hòa được xem là xinh đẹp và nữ tính hơn. Các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành một thí nghiệm khác, nhưng lần này họ không sử dụng con người mà sử dụng phần mềm máy tính để đo lường các đặc điểm nữ tính và nam tính và cũng cho ra kết quả tương tự.
Một nghiên cứu khác được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu Thụy Điển và Phần Lan. Nghiên cứu so sánh kết quả bầu cử từ các cuộc bầu cử quốc hội và thành phố tổ chức tại Phần Lan vào năm 2003 và 2004. Song song với đó họ tiến hành một cuộc khảo sát trực tuyến cho những người không phải người Phần Lan để xếp hạng sắc đẹp của 1357 ứng cử viên. Những người tham giao khảo sát không được cho biết về xu hướng chính trị của các ứng cử viên. Kết quả cho thấy các ứng cử viên cánh hữu được coi là có ngoại hình tốt hơn các ứng cử viên cánh tả.
Lý thuyết chọn lọc r/K
Cánh tả mang tâm lý loại r, cánh hữu mang tâm lý loại K.
Về chính phủ
Cánh tả muốn mở rộng chính phủ, cả về số lượng nhân viên lẫn quyền hạn của chính phủ.
Cánh hữu muốn một nhà nước nhỏ, thu hẹp chính phủ cả về số lượng nhân viên lẫn quyền hạn.
Điểm dễ nhầm lần: Sự khác nhau giữa chủ nghĩa tự do hiện đại và chủ nghĩa tự do cổ điển
Liberal là chủ nghĩa tự do hiện đại (hay còn được gọi là “chủ nghĩa tự do Hoa Kỳ”) là một tư tưởng cánh tả ủng hộ tự do xã hội (phá thai, nữ quyền, hôn nhân đồng tính…) nhưng chống lại tự do kinh tế.
Libertarian là chủ nghĩa tự do cổ điển (hay còn được gọi là “chủ nghĩa tự do châu Âu”) là một tư tưởng cánh hữu ủng hộ tự do kinh tế và tự do cá nhân.
Ở châu Âu chỉ có chủ nghĩa tự do cổ điển nên họ dùng từ Liberal để nói về chủ nghĩa tự do cổ điển. Ở Hoa Kỳ có 2 loại chủ nghĩa tự do, Liberal được dùng để nói về chủ nghĩa tự do hiện đại nên người ta phải dùng 1 từ khác là Libertarian để nói về chủ nghĩa tự do cổ điển.
Sự khác biệt là rất lớn mặc dù cả 2 đều được gọi là chủ nghĩa tự do. Vì vậy lần sau nếu ai đó nói về chủ nghĩa tự do, bạn hãy hỏi rằng họ đang nói về Liberal hay Libertarian.
Về phổ chính trị
Có nhiều lý thuyết khác nhau về phổ chính trị, trong đó phổ biến nhất là mô hình 4 hình vuông và mô hình móng ngựa. Mô hình 4 hình vuông sắp xếp các xu hướng chính trị trên một hình vuông được chia ra bởi trục hoành (cánh tả – cánh hữu) và trục tung (độc tài – tự do). Một số người cho rằng mô hình 4 hình vuông không mô tả chính xác phổ chính trị nên họ đề nghị sử dụng mô hình móng ngựa để thay thế (như infographic ở trên).
Những người ủng hộ mô hình móng ngựa cho rằng chính trị không phải là 1 phổ tuyến tính mà phân bố thành hình móng ngựa. Cánh tả phân bổ từ cánh tả độc tài tới cánh tả tự do, tương tự cánh hữu cũng phân bố từ cánh hữu độc tài tới cánh hữu tự do.
– Cánh tả độc tài (cộng sản) (nằm ở cực trái của móng ngựa)
– Cánh tả tự do (liberalism/tự do hiện đại/tự do Hoa Kỳ)
– Cánh hữu tự do (libertarianism/tự do cổ điển/tự do châu Âu)
– Cánh hữu độc tài (phát xít/chủ nghĩa quốc gia xã hội) (nằm ở cực phải của móng ngựa)
Đảng Dân chủ nằm ở khoảng giữa Cánh tả độc tài và Cánh tả tự do trong khi Đảng Cộng hòa nằm ở khoảng giữa Cánh hữu độc tài và Cánh hữu tự do.
Ngoài ra còn rất nhiều mô hình phổ chính trị khác, ví dụ như mô hình tam giác. Chúng tôi sẽ gửi đến quý độc giả những phân tích phổ chính trị chi tiết hơn ở những bài viết khác.
Nếu bạn muốn sỡ hữu toàn bộ tài liệu gốc và bản thiết kế không gắn biểu tượng Rydow cùng thông tin nhà tài trợ thì hãy liên hệ với chúng tôi để trao đổi. Xin cảm ơn.
Bạn có thể tải bản PDF để sử dụng tham khảo bên dưới (bản PDF của chúng tôi không thương mại hóa).